Eco ngay sau khi thắng round đấu lục trong Valorant là sai lầm rất lớn nếu không có những chiến thuật cụ thể và hậu quả để lại đôi khi sẽ vô cùng nghiêm trọng khi tựa game FPS của Riot Games thi đấu theo thể thức MR12 chứ không phải MR15 như CS:GO.

Valorant-Shroud-CS2
Valorant thi đấu theo thể thức MR12, vì thế mỗi round thắng đều vô cùng quan trọng và kết thúc trận đấu rất nhanh
Credit: ONEEsports

Vậy tại sao việc eco sau khi chiến thắng pistol round lại thường đem đến nhiều thiệt hại hơn là có lợi? Hãy cùng phân tích, từ đó thay đổi dần thói quen này trong game.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về hệ thống kinh tế trong game. Hầu hết mọi kỹ năng và đặc biệt là những vật phẩm quan trọng trong trận đấu là những khẩu súng và giáp đều được mua bằng creds (hay credits).

Có nhiều cách để thu nhập thêm creds như hạ gục kẻ địch, đặt được spike hay sau mỗi round thắng hoặc thua đều được cộng.

  • 800 creds ở round đầu tiên mỗi hiệp.
  • 200 creds cho mỗi mạng hạ gục.
  • 300 creds cho cả đội khi đặt thành công spike ở phe tấn công.
  • 3000 creds khi chiến thắng round đấu.
  • 1900 creds khi để thua round đấu.
  • 2400 creds khi để thua 2 round đấu liên tiếp.
  • 2900 creds khi để thua 3 round đấu liên tiếp.
  • 1000 creds cho bất kì người nào còn sống của phe thua round đấu.

Đây là những kiến thức cơ bản đối với mọi game thủ Valorant và cần được chú ý trong trận đấu để đưa ra những quyết định hợp lý, tối ưu hóa lượng tài chính và chênh lệch hỏa lực giữa 2 bên.

Đối với round đấu đầu tiên của mỗi hiệp, mỗi người chơi chỉ có 800 creds và số tiền này tối đa chỉ mua được khẩu lục Sheriff. Nếu mua thêm những kỹ năng, người chơi sẽ phải thi đấu với những khẩu súng lục rẻ hơn. Do đó, đây được gọi là round đấu lục (pistol round).

Nếu chiến thắng round đấu lục, đội thắng sẽ có đến 3000 creds, trong khi phe thua chỉ có 1900 creds (hoặc 2200 creds nếu đội thua ở phe tấn công và đặt được spike).



Với 3000 creds, hầu hết mọi đặc vụ sẽ đủ khả năng mua Spectre, khẩu SMG tốt nhất và giáp lớn trong khi vẫn có đủ kỹ năng.

Ngược lại, với đội thua cuộc, 1900 creds là không đủ để họ làm bất cứ điều gì. Trong trường hợp vẫn cố force buy, tập trung hoàn toàn vào vũ khí, lượng tiền trên chỉ có thể mua Stinger và giáp hạng nhẹ. Ngay cả khi đặt được spike và có một vài mạng, đội thua cũng sẽ thua thiệt về giáp khi chỉ có trong tay Spectre và giáp nhẹ thay vì giáp nặng.

Đó là chưa kể tới những kỹ năng mà họ sẽ không thể nào đủ tài chính để mua
Creedit: Valorant

Như vậy, có thể thấy rõ rằng chênh lệch hỏa lực và kỹ năng ở round đấu thứ 2 là cực kì lớn. Hầu như trong mọi trường hợp, nếu đội thắng mua đầy đủ trang bị, họ sẽ có ưu thế gần như tuyệt đối trong mọi pha đấu súng khi đối phương chỉ có trong tay những Stinger, không có kỹ năng hoặc thậm chí chỉ là những khẩu lục.

Trong mọi trận đấu chuyên nghiệp, việc tận dụng second round là điều tất yếu để có lợi thế
Credit: Valorant Champions Tour Vietnam

Nếu full buy và giành chiến thắng ở second round, phe thắng sẽ có 1 round đấu thứ 3 được gọi là bouns round. Trong round đấu này, nếu không mua thêm vũ khí và chơi với những gì giữ được ở round 2, không cần quan tâm thắng hay thua, đội đó vẫn sẽ đủ full buy ở round thứ 4.

Hơn nữa, nếu thắng trong round bouns, mọi thứ sẽ trở thành thảm họa cho kẻ địch khi họ tiếp tục phải eco trong round thứ 4 và tỉ số có thể dễ dàng lên đến 4-0.

Nhìn chung, việc chiến thắng ở round đấu thứ 2 dù trong kịch bản nào cũng sẽ đem lại lợi thế vô cùng lớn khi dẫn trước đối phương 2-0, được thi đấu thoải mái trong round thứ 3 và gây sức ép lớn lên tài chính của kẻ địch nếu bắn rơi được bất kì khẩu súng nào của địch trong round đấu này.

Bouns round của EG – ngay cả khi thua round đấu thứ 3, EG vẫn có thể full buy đầy đủ cả vũ khí lẫn kỹ năng trong round thứ 4
Credit: Valorant Champions Tour Vietnam

Ngược lại, việc chỉ half buy hoặc thậm chí là eco luôn ở round đấu thứ 2 sẽ khiến mọi lợi thế sau khi chiến thắng ở round đấu đầu tiên đổ sông đổ bể. Mọi chênh lệch hỏa lực sẽ là không có, khiến những tình huống giao tranh trở lên bất lợi hơn.

Đặc biệt, nếu thua trong round đấu thứ 2, cả đội sẽ chỉ có 1900 creds vì chưa có chuỗi thua. Ngay cả khi giữ lại gần 2000 creds, đội bạn vẫn có thể phải thi đấu với giáp nhẹ nếu muốn có đầy đủ kỹ năng.

Như vậy, tỉ số sẽ là 1 đều trong khi ở round đấu thứ 3, cả 2 đội sẽ tương đối cân bằng về mặt hỏa lực. Tỉ lệ thắng trong round đấu thứ 3 của cả đội sẽ thấp hơn, đồng thời đây không còn là round bonus nữa khi nếu thua, tài chính của đội sẽ không còn ở round thứ 4.

Thắng pistol round nhưng thưa second round sẽ khiến cả đội phải đặt cược tất cả vào round đấu thứ 3 trong thế bất lợi và nếu thua, tỉ số sẽ có khả năng cao là 1-3 trước khi mọi thứ trở lại thế cân bằng về mặt vũ trang.

Chắc chắn ai cũng sẽ thấy, tỉ số 2-1 khi bước vào round đấu thứ 4 với đầy đủ trang bị sẽ tốt hơn kịch bản 1-2 và đang phải eco.

Ngay cả khi thua round thứ 3, EG vẫn có lượng trang bị ngang, thậm chí nhỉnh hơ PRX trong round thứ 4 (f0rsakeN đang sử dụng Bulldog)
Credit: Valorant Champions Tour Vietnam

Càng ở những mức rank cao và đấu trường chuyên nghiệp, việc tận dụng từng round đấu, từng lợi thế về súng ống hay kỹ năng càng quan trọng. Round đấu thứ 2 mỗi hiệp luôn là thời điểm cực kì quan trọng để có những điểm số dễ dàng cũng như ổn định về mặt tài chính cho những vòng đấu sau đó.

Việc eco trong second round chỉ nên được thực hiện khi có kế hoạch rõ ràng, ví dụ 1 thành viên trong đội muốn có Operator sớm hơn để tiếp tục thế áp đảo về hỏa lực. Khi đó, người chơi này sẽ eco và bắn với lục hoặc nhận súng được drop từ đồng đội khác. Với 4 thành viên có SMG và đầy đủ trang bị, ưu thế về hỏa lực vẫn sẽ đủ áp đảo đối phương.

Valorant là một tựa game bắn súng chiến thuật, có nghĩa vấn đề về quản lý tài chính cũng là một mắt xích quan trọng nếu muốn giành chiến thắng trước đối phương. Sẽ có rất nhiều những chiến thuật nâng cao khác liên quan để hệ thống tài chính trong trận, nhưng chắc chắn điều đơn giản và dễ nhớ nhất là “đừng bao giờ eco second round, trừ khi bạn có lý do chính đáng để làm vậy”.