Mới đây, Esports Charts đã công bố danh sách các đội tuyển Esports ở các tựa game được quan tâm nhiều nhất trong năm 2022 vừa qua. Danh sách này đã có nhiều thay đổi so với năm 2021 khi có những cái tên lần đầu tiên lọt vào danh sách, cũng có những cái tên tụt hạng đến 8 bậc trên BXH. Năm nay, cái tên được quan tâm nhất lang CS:GO là Natus Vincere vẫn nằm trong top 3, nhưng s1mple và đồng đội lại bị một cái tên đến từ tựa game Mobile Legends vượt mặt.

Các đội tuyển có độ phủ sóng tốt nhất năm 2022 (Credit: Esports Charts)

Top 10 – DWG KIA (LMHT)

Credit: Riot Games

Còn nhớ năm 2021, DWG KIA chính là cái tên giành được vị trí top 1 tại BXH này, tuy nhiên, trong một mùa giải mà DK không gặt hái được quá nhiều thành tích, đội tuyển này đã tụt đến 9 bậc trên BXH. Đội tuyển này chỉ có được 47,9 triệu giờ xem (giảm 50,2% so với năm 2021) cùng chỉ số Người xem trung bình đã giảm từ 626K xuống còn 355K người xem.

Sự sụt giảm số liệu kể trên chủ yếu là đến từ việc DK không có được kết quả bùng nổ như năm 2021. Ở mùa giải trước đó, DWG KIA đã giành chiến thắng ở cả hai giải đấu quốc nội LCK và thẳng tiến đến trận Chung kết CKTG 2021.

Tuy nhiên, trong mùa giải 2022 vừa qua, ShowMaker và đồng đội đã không thể vượt lên trên vị trí thứ ba trong các giải đấu quốc nội và chỉ giành được vị trí thứ 5-8 tại CKTG 2022.

Top 9 – G2 Esports (CS:GO)

Trong năm 2022, G2 Esports đã cải thiện vị trí của mình trên BXH so với năm ngoái. Kết quả của đội trong mùa giải là vô cùng khiêm tốn và chỉ đến cuối năm, G2 mới có được chiến thắng đậm và giành được chiếc cup BLAST Premier World Final 2022.

Các trận đấu của G2 đã tạo ra 50,9 triệu giờ được xem và thu hút trung bình 265 nghìn người xem. Trận đấu được yêu thích nhất là cuộc chạm trán giữa G2 và FaZe Clan trong trận chung kết IEM Katowice 2022. Số người xem trực tiếp cao nhất ở trận đấu này đã chạm mốc 1,1 triệu người xem.

Top 8 – EVOS Legends (Mobile Legends)

EVOS Legends là cái tên đến từ Indonesia đã tụt một lúc bốn bậc so với bảng xếp hạng phổ biến năm ngoái. Trước hết, số lượt xem bị ảnh hưởng khi đội hình của đội tuyển này có sự thay đổi lớn và màn trình diễn không mấy ấn tượng tại giải đấu MML. Đội hình EVOS cũng không đủ điều kiện tham dự Giải vô địch thế giới M4, sẽ được tổ chức vào tháng 1 tại Jakarta.

Về mặt con số, năm 2022 EVOS đã tạo ra 51 triệu giờ đã xem (giảm 25%). Trận đấu phổ biến nhất liên quan đến EVOS đã thu hút 2,8 triệu người xem ở thời điểm cao nhất.

Top 7 – Gen.G Esports (LMHT)

Credit: Riot Games

Gen.G Esports đã có một mùa giải tuyệt vời tại LCK. Họ liên tiếp đi sâu tới trận 2 trận đấu Chung kết ở giải đấu quốc nội. Nếu tại mùa xuân, Gen.G để thua T1 với tỷ số 1-3 thì ở mùa hè, Chovy và đồng đội đã thành công “phục thù”. Khi toàn đội tiến đến CKTG 2022, Gen.G lại không có được kết quả bùng nổ như tại giải đấu quốc nội. Họ chỉ có thể lọt vào đến vòng Bán kết và qua đó lặp lại thành tích năm 2021.

Năm nay, các trận đấu có sự tham gia của Gen.G Esports đã tạo ra 52,7 triệu giờ đã xem. Đỉnh cao nhất trong các trận đấu của Gen.G chính là trận Bán kết CKTG đối đầu với DRX khi thu hút 1,9 triệu người xem trực tiếp.

Top 6 – ONIC Esports (Mobile Legends)

Vào năm 2022, đội hình ONIC Esports ML:BB được chú ý nhờ thành tích ổn định tại các giải đấu MPL Indonesia. Đội đã lọt vào trận chung kết mùa giải thứ chín và giành vị trí thứ mười (cả hai lần họ gặp RRQ Hoshi trong trận chung kết). Sau đó, ONIC cũng đã giành được ONE Esports MPL Invitational 2022.

Tổng cộng, ONIC Esports đã tạo ra 56,2 triệu giờ xem (tăng 19,6%) và thu hút được 557 nghìn người xem trung bình trong các trận đấu của họ. Đỉnh cao nhất của ONIC chính là 2,3 triệu người xem trực tiếp trong trận đấu với RRQ Hoshi ở MPL Indonesia mùa 10.



Top 5 — FaZe Clan (CS:GO)

Cuối năm nay, FaZe Clan không có được một kết quả như mong muốn mà thay vào đó, họ cho thấy rõ sự tụt dốc tại EM Rio Major ở Brazil khi chỉ giành được vị trí thứ 15-16 dù đang là nhà ĐKVĐ. Tuy nhiên, sau đó họ đã có lại được vị trí thứ hai tại BLAST Premier: Fall Finals 2022 và vị trí thứ 3-4 tại BLAST Premier: World Final 2022.

Trong năm qua, FaZe Clan đã tạo ra 60,1 triệu giờ được xem (tăng 91,7%) và thu hút 261,9 nghìn người xem trung bình trong các trận đấu của đội. Điểm Người xem cao nhất là 2,1M trong loạt trận FaZe Clan đối đầu với NAVI tại Antwerp Major. FaZe Clan dẫn đầu về thời lượng phát sóng trong số tất cả các đội trong top 10 khi các trận đấu của nó kéo dài gần 230 giờ. Nhìn chung, FaZe đã có một năm thành công và lọt vào top 5 của bảng xếp hạng CS:GO thế giới.

Top 4 — DRX (LMHT)

Credit: Riot Games

DRX là điểm nhấn của LMHT mùa giải vừa qua. Họ đã tạo nên một cuộc hành trình vĩ đại cho thấy “sức mạnh tình bạn” có thể làm nên điều kỳ diệu. Được biết, DRX không có một kết quả khả quan nào tại giải đấu quốc nội LCK. Thậm chí, họ còn không đủ điều kiện tham dự CKTG mà phải cạnh tranh tại VLVK.

Dẫu vậy, khi CKTG 2022 bắt đầu khởi tranh, tình thế đã thay đổi: DRX không vượt qua Playin mà còn thẳng tiến tới trận Chung kết. Tại đây, họ đã đánh bại T1 với tỷ số 3-2 và thành công có được Summoner’s Cup. Trận chung kết giữa DRX và T1 đã được theo dõi bởi 5,1 triệu người xem ở thời gian cao điểm nhất. Tổng cộng, DRX đã tạo ra 69,2 triệu giờ đã xem vào năm 2022 (trong đó 43,7 triệu hay 63% đến từ CKTG). Các trận đấu của đội đã thu hút được trung bình 477 nghìn người xem.

Top 3 — Natus Vincere (CS:GO)

Credit: Esports Charts

Cái tên được chú ý nhiều nhất của CSGO – Natus Vincere đã tụt từ vị trí thứ hai vào năm 2021 xuống vị trí thứ ba, tạo ra 74,4 triệu giờ đã xem vào năm 2022 (giảm 14,8%). Các trận đấu của s1mple và đồng đội được theo dõi bởi trung bình hơn 384 nghìn người xem (tăng 24%). Trận đấu đạt mốc 2,1 triệu người xem cao nhất thuộc về trận đấu giữa NAVI với FaZe Clan tại PGL Major Antwerp 2022. Cần lưu ý rằng trong thời gian diễn ra giải đấu lớn ở Stockholm, trận đấu giữa NAVI với G2 đã từng đạt ngưỡng 2,74 triệu người xem ở khoảng cao điểm nhất.

Năm 2021, đội hình của NAVI đã giành được hầu hết mọi giải thưởng bao gồm cả việc giành chiến thắng tại PGL Major Stockholm 2021 và chuỗi trận Intel Grand Slam. Năm 2022, kết quả của họ lại không được giữ vững mặc dù NAVI có mọi cơ hội để vô địch giải đấu lớn ở Antwerp, nhưng họ đã thất bại trước FaZe Clan trong trận chung kết.

Top 2 – RRQ Hoshi (Mobile Legends)

Credit: Esports Charts

RRQ Hoshi đến từ Indonesia là cái tên giữ vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng này. Đây là một trong những đội nổi tiếng nhất của làng Mobile Legends: Bang Bang, cũng như trong thể thao điện tử di động nói chung. Vào năm 2022, các trận đấu có sự tham gia của họ đã tạo ra 88,2 triệu giờ xem (tăng 30,3%) và thu hút 750 nghìn người xem trung bình (giảm 17,5%), đây là kết quả tốt nhất trong số tất cả các đội top 10 bảng xếp hạng hàng đầu.

Điểm Người xem cao nhất cho các trận đấu của RRQ Hoshi đã đạt được trong loạt trận đấu với EVOS Legends tại khuôn khổ giải đấu khu vực MPL Indonesia Mùa 9 và lên tới 2,8 triệu người xem. Lưu ý rằng so với năm ngoái, RRQ Hoshi đã tăng tới ba bậc. Sự tiến bộ của RRQ được thúc đẩy bởi kết quả giải quốc nội khi họ đã hai lần tham dự vòng chung kết MPL Indonesia và có được một chiến thắng.

Top 1 – T1 (LMHT)

Esports
Credit: Esports Charts

Cái tên có độ phủ sóng lớn nhất năm 2022 gọi tên T1 ở tựa game LMHT. Trong mùa giải 2022, họ đã tạo ra 112,9 triệu giờ xem, các trận đấu T1 được theo dõi bởi trung bình hơn 675 nghìn người xem (tăng 27,5%). Mốc Người xem cao nhất đã đạt được chính là trong trận đấu Chung kết CKTG 2022 với T1 và DRX khi lên tới hơn 5,14 triệu người xem. Đây là chỉ số tốt nhất trong số tất cả các giải đấu thể thao điện tử vào năm 2022.

So với mùa giải 2021, T1 đã tăng 2 bậc trên BXH và số giờ xem được tăng lên 53%. Kết quả ấn tượng của T1 có tác động tích cực không chỉ đến từ sự nổi tiếng cá nhân đội tuyển mà còn đến sự phổ biến của giải đấu LCK. Lượng người xem giải đấu LMHT từ quốc tế cũng như người hâm mộ Faker cũng đang được nhắc đến.

Tổng kết

So với bảng xếp hạng năm ngoái, cán cân sức mạnh giữa các bộ môn Esports không có nhiều thay đổi. Liên minh huyền thoại và Mobile Legends: Bang Bang vẫn giữ được số lượng các đại diện trong top đầu, mặc dù các đội tuyển quen thuộc như MAD Lions, Cloud9 và Blacklist International đã mất vị trí của mình vào tay các đội khác.

Năm 2021, Dota 2 có một đại diện lọt top ở vị trí thứ tám với kết quả 52,4 triệu giờ đã xem là Team Spirit. Tuy nhiên năm nay, không một đại diện MOBA nào của Valve lọt vào top đầu những đội tuyển có lượng người xem cao nhất.

Đối với Valorant, trong số tất cả các đội đã có OpTic Gaming là đội tiến gần nhất vào top 10. Cái tên đến từ Bắc Mỹ đã giành vị trí thứ hai tại VALORANT Champions 2022 và tạo ra 19,7 triệu giờ đã xem trong giải đấu, nhưng điều này là không đủ để vượt qua DWG KIA. Kết quả là OpTic Gaming giữ vị trí thứ 12 với 46 triệu giờ đã xem.

XEM THÊM: Fan cứng tộc trưởng Độ Mixi ‘góp gạch to’ ngay trên livestream